Dịch thuật chuyên ngành Cơ khí – Chế tạo máy là dịch những gì?
Nhiều biên dịch viên mới ra trường thường thắc mắc, dịch tài liệu chuyên ngành cơ khí chế tạo máy là dịch những tài liệu gì và phải dịch như thế nào?
Vietrans xin trả lời câu hỏi của các bạn như sau:
Ngành cơ khí chế tạo máy được hiểu đơn giản là ngành chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất.
Khi nhập khẩu máy móc, thiết bị và dây chuyền thiết bị sản xuất hoặc xuất khẩu máy móc, thiết bị và dây chuyền thiết bị ra nước ngoài, các hồ sơ, tài liệu thường phải dịch bao gồm: catalogue sản phẩm, ghi chú trong trong các bản vẽ kỹ thuật, thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị và dây chuyền thiết bị, hướng dẫn lắp đặt, hướng dẫn vận hành và quy trình bảo dưỡng máy móc, thiết bị và dây chuyền thiết bị.
Dịch thuật các tài liệu chuyên ngành cơ khí chế tạo, ngoài sự am hiểu và có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cơ khí, biên dịch viên còn cần phải giỏi ngoại ngữ, thông thạo các thuật ngữ chuyên ngành và có khả năng sử dụng các phần mềm như PDF Editor, chỉnh sửa ảnh trên Paint, Autocad…
1, Cách dịch các bản vẽ kỹ thuật: Biên dịch viên phải cài đặt Autocad trên máy, mở file tài liệu và dịch cẩn thận, tuyệt đối không được bỏ sót một chi tiết nào trong bản vẽ. Chú ý, chỉ chỉnh sửa phần nội dung theo font chữ mặc định và căn chỉnh cỡ chữ cho phù hợp để bản vẽ trông gọn gàng nhất.
2, Ngoài bản vẽ kỹ thuật cần được dịch trên phần mềm Autocad. Khi gặp các tài liệu có định dạng PDF, có 03 cách để trình bày bản dịch như sau:
– Sử dụng phần mềm PDF editer, đây là cách đơn giản nhất để giữ nguyên thông số kỹ thuật, số liệu, công thức và hình ảnh.
– Trình bày lại trên file word: biên dịch viên sẽ tạo mới và trình bày văn bản giống nhất so với văn bản gốc. Đối với các trình bày này, biên dịch viên sẽ phải tự tạo các phần khung thông số, chi tiết, công thức… của sản phẩm. Copy hình ảnh và cắt dán minh họa sao cho giống nhất so với văn bản gốc.
– Convert file PDF sang file word và chỉnh sửa phần nội dung cần dịch. Đây là cách làm đơn giản, tuy nhiên nếu trường hợp gặp phải file PDF dạng scan hoặc phần mềm chuyển đổi của biên dịch viên là phần mềm quá cũ, có thể phần hình ảnh sẽ bị vỡ, các khung số sẽ bị lệch, nội dung và số liệu bị nhảy. Lúc này biên dịch viên nên hết sức cân nhắc cách dịch sao cho bản dịch vừa phải đúng nội dung và trình bày đẹp mắt nhất. Nếu vẫn quyết định trình bày bản dịch theo cách này, biên dịch viên sẽ phải tỉ mỉ rà soát và chỉnh sửa lại định dạng bản gốc trước khi lưu sang file mới và tiến hành dịch thuật.
3, Đối với các file ảnh: cách đơn giản nhất là mở tài liệu trên Paint, thay thế các phần chữ trong văn bản gốc. Cách làm này hơi mất thời gian vì nếu bị lỗi đánh máy, biên dịch viên sẽ phải gõ lại, rất mất thời gian căn chỉnh. Cách tốt nhất là convert file này qua định dạng word và chỉnh sửa từng chi tiết.
Biên dịch viên muốn dịch được các tài liệu chuyên ngành cơ khí chế tạo, ngoài việc bổ sung kiến thức chuyên ngành cơ khí, còn phải tự học hỏi nâng cao kỹ năng thao tác các phần mềm văn phòng cơ bản.
Bù lại, mức phí dịch thuật cho chuyên ngành này thường cao hơn so với các tài liệu thông thường.
Hi vọng với sự hướng dẫn cơ bản ở trên, các biên dịch viên mới ra trường có thể hình dung được công việc của một biên dịch viên chuyên ngành cơ khí chế tạo gồm những gì và được dịch như thế nào.